Ngành Điều dưỡng: Hấp dẫn nhưng cũng nhiều thách thức

Ngành Điều dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành y cũng như sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng động. Bên cạnh công việc cao cả đó cũng là những thách thức của một điều dưỡng viên cần phải vượt qua.

Cơ hội rộng mở với ngành Điều dưỡng

Những năm gần đây, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dẫn cũng tăng đáng kể. Tuy đã nỗ lực trong việc mở rộng các cơ sở y tế, bệnh viện, trạm xá, nhưng ngành Điều dưỡng vẫn đang đối mặt với một thách thức lớn: thiếu nguồn nhân lực Điều dưỡng trầm trọng. Một trong những lý do xảy ra tình trạng “khan hiếm” nhân lực này chính là tốc độ già hóa dân số đang tăng chóng mặt. Theo Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế): Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và với tốc độ thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Không chỉ riêng với Việt Nam, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng đang rơi vào tình trạng đáng báo động này, đặc biệt là Đức và Nhật Bản.

Cơ hội rộng mở với ngành Điều dưỡng

Cơ hội rộng mở với ngành Điều dưỡng

Tuy nhiên, chính tình trạng “khát” nhân lực Điều dưỡng như hiện nay lại là “tin vui” cho các bạn sinh viên yêu thích ngành học này, bởi bao nhiêu nhân lực thiếu là bấy nhiêu cơ hội việc làm của các bạn trẻ theo học Điều dưỡng. Các bạn trẻ cũng sẽ có nhiều cơ hội được học tập và làm việc ở nước ngoài như Nhật Bản, khi đất nước này cũng đang tìm kiếm điều dưỡng viên chất lượng ở các nước Đông Nam Á. Không chỉ có cơ hội được phát triển, nâng cao và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn ở các nước có nền Y học tiên tiến, các bạn còn được làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão với mức thu nhập hấp dẫn lên đến hàng trăm triệu mỗi năm nữa đấy.

Ngành Điều dưỡng: Thách thức “tiềm ẩn”

Cơ hội việc làm của ngành Điều dưỡng bao la là thế, nhưng các bạn cũng cần phải nắm rõ những thách thức mà mình sẽ phải trải qua. Vốn là nghề chăm sóc bệnh nhân, bạn sẽ phải chăm sóc cho cả chục người bệnh cùng một lúc, liên tục trong 8-10 tiếng mỗi ngày. Chưa kể sẽ có lúc gặp những bệnh nhân khó tính, hay cáu gắt, hoặc những bệnh nhân bi quan về trình trạng sức khỏe của mình. Lúc này, người điều dưỡng lại đóng vai trò là “nhà tâm lý học”, ứng xử phải thật khéo léo, biết cách xoa dịu cơn nóng giận và cả nỗi đau của bệnh nhân.

Nghề điều dưỡng đầy vinh quang, cao cả

Nghề điều dưỡng đầy vinh quang, cao cả

Tuy công việc của một điều dưỡng viên vất vả với khối lượng công việc lớn như vậy, nhưng nếu bạn có thể vượt qua những thử thách này với tấm lòng y đức và trái tim yêu nghề, bạn sẽ nhận được lòng cảm kích và kính trọng của những bệnh nhân khi họ ra viện. Họ biết ơn với những gì bạn đã làm cho người bệnh, đó chính là lý do vì sao nghề điều dưỡng trở thành một nghề đầy vinh quang, cao cả.