Bệnh sốt xuất huyết – không nên coi thường

Khi mùa mưa đến, khí hậu ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi nảy nở, đặc biệt là muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết. Đây là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan, tạo thành dịch bệnh và có những biến chứng nguy hiểm gây tử vong nếu như không điều trị kịp thời. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm và ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn nên cần phải đề phòng.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

trieu chung sot xuat huyet

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nếu điều trị sớm sẽ dễ khỏi và không để lại biến chứng gì cả. Do đó, mọi người nên theo dõi kĩ các  triệu chứng khi mình bị bệnh và có thể xử lý tốt nhất.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết thường gặp  là:

  • Sốt cao từ 390C trở lên, kéo dài từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Khi ở thể nặng hơn, bệnh có thêm các biểu hiện:

  • Đau bụng, chán ăn, buồn nôn.
  • Người li bì, vật vã.

Triệu chứng bệnh nặng, thì ngoài tất cả các triệu chứng trên kèm theo:

  • Dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, vết bầm tím, nếu bị xuất huyết nội tạng thì sẽ đi ngoài phân đen,…

Ngay khi phát hiện mình có vài biểu hiện của sốt xuất huyết nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đề phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

phong benh sot xuat huyet

Loại bỏ không gian sinh sống của muỗi

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Vì thế, cần lưu ý các biện pháp đề phòng sốt xuất huyết để phòng tránh.

Sốt xuất huyết là do muỗi vằn gây ra, vì thế để phòng bệnh sốt xuất huyết cần phải hạn chế môi trường mà muỗi có thể sinh sôi:

  • Tránh để các vũng nước đọng xung quanh khu vực sinh sống, nên thường xuyên dọn dẹp nước đọng và các dụng cụ chứa nước ở gia đình như lu, chậu, chai lọ. Nếu không sử dụng nên lật úp xuống để muỗi không có không gian đẻ trứng và sinh sôi. Nếu nằm trong vùng dịch, cần phải báo chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi.
  • Tiến hành diệt lăng quăng, bọ gậy thường xuyên trong các dụng cụ chứa nước như hồ cá, bình hoa,…
  • Khi ngủ nên mắc màn cẩn thận. Nếu ở khu vực có nhiều muỗi nên mặc áo quần dài tay, bôi kem chống muỗi.
  • Tránh ra ngoài vào các thời điểm muỗi nhiều như chiều tối, sáng sớm hoặc nên đồ dài để tránh muỗi đốt.
  • Khi bị sốt nên đi đến cơ sở y tế để khám, tầm soát bệnh sốt xuất huyết kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết với những triệu chứng ban đầu dường như nhẹ nhưng nếu chủ quan, để bệnh tiến triển nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, khi có triệu chứng bệnh nên thăm khám và điều trị, không nên ỷ lại. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh khu vực sinh sống và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh muỗi vằn sinh sôi, gây ra bệnh sốt xuất huyết.