Kỹ năng giao tiếp cơ bản của người Điều dưỡng viên

Là một trong những ngành nghề thường xuyên đối mặt với các tình huống giao tiếp hằng ngày, để gặt hái được thành công trong công việc, người điều dưỡng viên không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn phải nắm bắt và thực hành tốt những kỹ năng giao tiếp điều dưỡng cơ bản. Bởi vì giao tiếp tốt sẽ là một trong những chìa khóa giúp bệnh nhân và điều dưỡng hiểu nhau hơn và phối hợp tốt trong quá trình điều trị.

Các kĩ năng giao tiếp cần có của người Điều dưỡng Viên

  • Ân cần, niềm nở, chu đáo và nhiệt tình khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
  • Kiên nhẫn, nhiệt tình hướng dẫn bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến điều trị bệnh như uống thuốc đúng giờ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,.. bởi vì bệnh nhân không phải là người trong ngành nên đôi khi không thể hiểu hết những điều cán bộ điều dưỡng truyền đạt nhanh chóng được.
  • Thông cảm với bệnh nhân khi bệnh nhân khó chịu bởi trạng thái tinh thần không tốt khi đau ốm.
  • Giải thích cặn kẽ, rõ ràng, dễ hiểu cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân các thủ tục thăm khám, xét nghiệm,…để bệnh nhân có thể thực hiện đúng theo chỉ dẫn.
  • Thường xuyên trau dồi kiến thức y dược học và vận dụng tốt vào việc giải thích các vấn đề thắc mắc cho bệnh nhân.
  • Lắng nghe, chia sẻ với bệnh nhân để bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong khi điều trị bệnh.
  • Tuân thủ đúng quy trình của người điều dưỡng viên.

Làm sao để người Điều dưỡng viên rèn luyện tốt kĩ năng giao tiếp?

ki nang giao tiep dieu duong

Giao tiếp bằng hình thể là một trong những cách giao tiếp hiệu quả của người điều dưỡng viên

Để việc giao tiếp đạt hiệu quả, người điều dưỡng viên cần phải học cách nắm bắt tâm lý người bệnh theo từng đối tượng, tùy loại bệnh để có cách động viên, giao tiếp phù hợp.

Bên cạnh đó, cần phải luyện tập hình thức giao tiếp để nâng cao kĩ năng giao tiếp:

Giao tiếp bằng lời: Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với các đối tượng theo giới tính, tuổi tác, âm điệu nhẹ nhàng, lịch sự, tốc độ nói cần phải không quá nhanh hoặc quá chậm để người bệnh dễ tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, người điều dưỡng viên phải tập trung lắng nghe vấn đề của người bệnh để hiểu rõ mối quan tâm của người bệnh và giải thích minh bạch, giúp người bệnh hiểu đúng về bệnh của mình để thoải mái hơn trong việc phối hợp điều trị.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể: Bên cạnh lời nói thì ngôn ngữ cơ thể là một trong những công cụ hữu hiệu tạo hiệu quả cao trong giao tiếp. Khi tiếp xúc với người bệnh, cán bộ điều dưỡng cần nên sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,  các động tác  tay chân,…để biểu đạt giúp bệnh nhân và người nhà dễ hiểu nhất đồng thời thể hiện sự thân thiện với bệnh nhân, giúp bệnh nhân thoải mái hơn khi chia sẻ.