Kiến thức kỹ năng
Ngành Điều dưỡng làm những gì? 9 Nhiệm vụ nên biết
Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ tận tình thì đội ngũ thuộc Ngành Điều dưỡng làm những gì? Cùng đóng góp một phần quan trọng trong việc điều trị của bệnh viện bởi họ giữ vai trò “nòng cốt” trong hệ thống chăm sóc sức khỏe với mục tiêu chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các nhu cầu thiết yếu cho cộng đồng trong việc nâng cao sức khỏe và phục hồi bệnh tật. Để trở thành Điều dưỡng viên đòi hỏi bản thân phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các hoạt động này thường liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc hoặc cải thiện sức khỏe
Giới thiệu về ngành Điều dưỡng
Ngành Y luôn là ngành thuộc TOP dẫn đầu trong các ngành của các trường Đại học danh tiếng trong & ngoài nước.Trong đó, ngành Điều dưỡng hệ Đại học đang được các bạn trẻ quan tâm.Người làm nghề điều dưỡng được biết đến với tên gọi điều dưỡng viên Có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá phân cấp chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Ghi lại những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lý vào hồ sơ bệnh án để dễ dàng theo dõi tiến trình bệnh qua từng ngày của mỗi bệnh nhân từ đó đưa ra các phương pháp điều trị. Do đó, trước khi bắt đầu theo đuổi nghề này bạn cần phải nắm rõ 9 nhiệm vụ Điều dưỡng nào cũng có để chăm sóc cho bệnh nhân tốt hơn.
1. Ngành Điều dưỡng làm những gì? Theo dõi, đánh giá người bệnh
Khi người bệnh đến khám bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá phân cấp chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Ghi lại những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lý vào hồ sơ bệnh án để dễ dàng theo dõi tiến trình bệnh qua từng ngày của mỗi bệnh nhân từ đó đưa ra các phương pháp điều trị.
2. Ngành Điều dưỡng làm những gì? Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
Đây là điều quan trọng mà điều dưỡng viên thường xuyên hướng dẫn, giáo dục sức khỏe của bệnh nhân về bệnh tật, triệu chứng mà họ gặp phải trong môi trường chăm sóc sức khỏe, cũng như kế hoạch đưa ra những phương pháp điều trị tốt nhất đến với bệnh nhân để bệnh nhân có thể an tâm hơn trong quá trình dưỡng bệnh.
3. Hỗ trợ cho bệnh nhân về tinh thần ở môi trường bên ngoài
Đó có thể không phải là việc hàng ngày; những điều dưỡng thường là những người hỗ trợ vì sẽ có nhiều bệnh nhân ở thời gian rất lâu tại cơ sở chăm sóc sức khỏe. Cách tiếp cận này cho phép người điều dưỡng có thể nhìn thấy bệnh nhân từ nhiều góc độ khác nhau như thể chất, tinh thần để nắm tâm lý có thể điều trị cho toàn bộ bệnh nhân.
4.Ngành Điều dưỡng làm những gì? Tạo dựng niềm tin với bệnh nhân
Một số công việc tình cảm mà điều dưỡng viên làm với bệnh nhân của họ, nhất là trẻ em hoặc những người lớn tuổi – để giúp họ có tâm lý ổn ổn định, không đau đớn trong quá trình điều trị. Khi điều dưỡng có được sự tin tưởng của bệnh nhân, những bệnh nhân đó sẽ cảm thấy an tâm hơn đối với việc chữa bệnh của chính họ.
5. Bảo đảm an toàn và tránh xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe người bệnh
Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.
Điều dưỡng viện thực hiện các biện pháp phòng ngừa, lấy thuốc đúng quy trình cho người bệnh, sát khuẩn, vi trùng,…. Không được để bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
6. Không bao giờ được từ chối giúp đỡ bệnh nhân
Có ý thức trách nhiệm trước người bệnh khi họ nhờ giúp đỡ từ người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt vì vậy, điều dưỡng viên luôn sẵn sàng quên mình để giúp đỡ bệnh nhân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng người bệnh đang gặp chuyện không may và cần sự giúp đỡ của người điều dưỡng y tế
7. Giúp đỡ bệnh nhân loại trừ các đau đớn về thể chất
Khi người bệnh đang bị đau đớn vì bệnh tật, người điều dưỡng phải luôn thể hiện một sự thông cảm và quan tâm đặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau của chính mình để mọi cách giúp đỡ. Tiến hành nhẹ nhàng các kỹ thuật chăm sóc và điều trị để hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho bệnh nhân.
8. Thực hiện các thủ tục hành chính chuyên môn theo quy định
Chỉ dẫn người bệnh tới các buồng khám chuyên khoa theo đề nghị của bác sĩ.
9. Ghi chép hồ sơ bệnh án để theo dõi hàng ngày
Hồ sơ bệnh nhân là sổ bệnh liên quan đến quá trình điều trị của người bệnh. Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần trách nhiệm và khả năng của Bác sĩ, Điều dưỡng viên
Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn một phần trong việc lựa chọn đúng ngành nghề mà mình yêu thích. Nếu bạn có đam mê lớn với ngành Điều dưỡng thì không nên bỏ qua những thông tin chi tiết về ngành điều dưỡng tại website này nhé!
Pingback: Ngành Điều dưỡng làm những công việc gì? Tổng quan ngành học
Pingback: Chuẩn đầu ra ngành Điều dưỡng | Ngành điều dưỡng