Tìm hiểu cách chẩn đoán và xử lý phản vệ

Phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng của cơ thể trước những tác nhân gây dị ứng và có thể gây tử vong nếu như không được xử lý kịp thời. Do đó, để có thể chẩn đoán và xử lý nhanh chóng tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn cần phải hiểu một số yếu tố liên quan như nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý phản vệ trước mắt và lâu dài.

xu tri soc phan ve

Cách chẩn đoán và xử lý sốc phản vệ

Phản vệ và sốc phản vệ

  • Phản vệ: là phản ứng dị ứng của cơ thể, có thể xảy ra sau vài giây, vài phút đến vài giờ kể từ khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng gây ra các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau tùy trường hợp và có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
  • Sốc phản vệ: là tình trạng nặng nhất của phản vệ, khi mà các chất hóa học trong hệ thống miễn dịch của phản vệ đẩy cơ thể vào tình trạng sốc gây dãn đột ngột toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vài phút.

Nguyên nhân và triệu chứng của phản vệ

Hệ miễn dịch của cơ thể có vai trò sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể và thường là chống lại những chất có hại. Tuy nhiên, một số hệ miễn dịch quá mẫn cảm với một số chất thường vô hại như thức ăn,…và gây ra hàng loạt phản ứng hóa học khiến cơ thể bị dị ứng.Dị ứng thường không nghiêm trọng  và ít gây tử vong. Tuy nhiên, một số trường hợp có người dị ứng nặng sẽ gây nên phản vệ.

Một số tác nhân gây dị ứng thường gặp đó là:

  • Một số loại thuốc (penicillin,…)
  • Các loại thực phẩm hằng ngày như: lạc, trứng, sữa, sò, ốc, cá da xanh, các loại hạt(hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hồ đào)
  • Côn trùng đốt: một số loại ong và kiến.

Nguyên nhân khác ít gặp hơn:

  • Thể dục, vận động.
  • Thuốc gây mê.
  • Chất cao su.

Triệu chứng của phản vệ:

Triệu chứng của phản vệ có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tùy trường hợp. Và một số triệu chứng thường gặp là:

  • Nổi mề đay gây ngứa, mẩn đỏ trên da hoặc gây tái nhợt.
  • Cảm giác nóng trong người.
  • Thở khò khè, khó thở do co thắt đường thở hoặc sưng lưỡi hoặc họng, nghẹn ở cổ họng.
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Mạch nhanh và yếu.

Hướng xử lý phản vệ

Đối với bệnh nhân: Trong trường hợp bị dị ứng nặng thì nên đưa người bệnh đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.

Đối với điều dưỡng:

  • Tiến hành hồi sức tim phổi trong trường hợp ngưng tim, phổi.
  • Sử dụng các loại thuốc Epinephrine (adrenaline) để giúp giảm phản ứng dị ứng của cơ thể.
  • Sử dụng oxy để hỗ trợ hô hấp.
  • Thuốc chủ vận beta (như albuterol)  để giúp cải thiện các triệu chứng hô hấp.

Ngay sau khi đã sử dụng các biện pháp xử lý phản vệ vẫn phải tiếp tục theo dõi để có phác đồ điều trị thích hợp.

Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng thì tốt nhất nên tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hoặc tránh ăn những loại thực phẩm đã từng làm bạn dị ứng. Và khi bị dị ứng nên đến bác sĩ để thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp, tránh để trường hợp sốc phản vệ xảy ra gây nguy hiểm.