Tin tức ngành điều dưỡng
Làm thế nào để biết trẻ bị tăng động?
Tăng động là chứng rối loạn hành vi ở trẻ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như các mối quan hệ của trẻ nếu bố mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để biết trẻ bị tăng động? Bố mẹ cùng tham khảo bài viết để theo dõi và điều trị nếu con có dấu hiệu tăng động, tránh để ảnh hưởng đến tương lai của con nhé.
Nguyên nhân trẻ bị tăng động?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động, một số nguyên nhân được các chuyên gia nghiên cứu và kết luận đó là:
- Yếu tố di truyền: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, đa số trẻ em mắc chứng tăng động thì gen tăng động giảm chú ý cũng tồn tại trong bố mẹ hoặc dòng họ.
- Ảnh hưởng của môi trường sống: trẻ sống trong môi trường ồn ào, chật chội, bố mẹ hay gây gỗ,…hoặc bố mẹ không quan tâm, cho trẻ tiếp xúc với các chương trình giải trí trên điện thoại, ipad,…quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tăng động.
- Tai biến khi sinh: trẻ sinh non cũng thường bị mắc chứng tăng động, theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Na Uy thì trẻ sinh sớm 4 tuần hoặc hơn có nguy cơ mắc tăng động cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
- Mẹ bị bệnh hoặc tiếp xúc độc chất khi mang thai: Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị bệnh phải điều trị với một loại thuốc gọi là labetalol thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc tăng động cao. Ngoài ra, nếu mẹ uống rượu, hút thuốc hoặc tiếp xúc với nhiều độc chất cũng là nguy nhân khiến trẻ tăng động.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động
- Trẻ hiếu động, nghịch ngợm quá mức: Đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ bị tăng động. Trẻ không bao giờ ngồi yên được đến 5-10 phút; phải nghịch ngợm luôn tay, luôn chân; thường xuyên chạy nhảy, leo trèo.
- Giảm chú ý: một dấu hiệu phổ biến tiếp theo của trẻ tăng động đó là giảm chú ý. Trẻ không thể tập trung nghe ba mẹ nói chuyện hoặc thầy cô giảng bài, do đó, không thể ghi nhớ được những gì đã được dạy. Điều này ảnh hưởng nhiều đến học hành, tương lai của trẻ sau này.
- Thiếu kiên nhẫn: những trẻ bị tăng động thường không thể kiên nhẫn thi tham gia các hoạt động tập thể, không thể chờ đến lượt mình được. Trẻ thường không thể kiên trì hoàn thành việc gì từ chơi cho đến học hay bỏ dở nửa chừng.
- Không quan tâm đến xung quanh: Lúc nghịch ngợm hay lúc yên tĩnh đều không quan tâm đến mọi việc xung quanh.
- Trí nhớ kém: Điều này là do không tập trung, không chú ý gây ra. Trẻ sẽ rất dễ quên như quên làm bài tập về nhà, quên đồ dùng học tập,…, từ đó dẫn đến học trước quên sau, kết quả học tập kém.
- Rối loạn giấc ngủ, cảm xúc: trẻ bị tăng động thường hay cáu gắt, giận dữ, không kiểm soát được cảm xúc, hay lo lắng, bồn chồn khiến phải chạy nhảy, vặn vẹo người. Ngoài ra, trẻ tăng động còn bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức dậy nửa đêm.
Trẻ bị tăng động thì không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như học tập của trẻ sau này. Do đó, bố mẹ cần theo dõi và phát hiện nhằm điều trị cho trẻ kịp thời để giúp con yêu khỏi bệnh sớm.
Xem thêm bài viết: https://duytan.edu.vn/khoa-dieu-duong/co-hoi-vang-cua-nganh-dieu-duong-dai-hoc-duy-tan-zi6